Kinh tế Bưu Chính Viễn Thông K48
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kinh tế Bưu Chính Viễn Thông K48

Lớp chúng mình dzất dzất dzui ^^
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Chiến lược kinh doanh 28/4

Qui trình khai thác 4/5

Định mức lao động 7/5

Thanh toán quốc tế 12/5

Kinh tế bưu chính viễn thông 18/5

Tổ chức sản xuất kinh doanh 24/5

Marketing 29/5

Lịch thi HK 2

Chúc các bác thi tht tt nhé ^^!


 

 Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
maikimoanh_89
Binh nhất
Binh nhất
maikimoanh_89


Tổng số bài gửi : 55
Điểm danh vọng : 140
Join date : 24/02/2010
Age : 34
Đến từ : NAM ĐỊNH

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Empty
Bài gửiTiêu đề: Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích   Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích EmptySat Feb 27, 2010 10:47 pm

1. Tổng quan

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do tính đặc thù của dịch vụ và mạng lưới viễn thông, ban đầu không phải nhiều quốc gia đã chấp nhận mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh. Một số quốc gia không cho phép cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản và cung cấp cơ sở hạ tầng Viễn thông. Một trong các lý do để các nước đó không chấp nhận cạnh tranh là cạnh tranh sẽ gây tác hại xấu tới việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (VTCI).



Tuy nhiên, thực tế cung cấp dịch vụ viễn thông trong môi trường cạnh tranh ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng tỏ kết quả ngược lại. Bài báo này sẽ tìm hiểu những tác động thực sự của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ VTCI như thế nào?



2. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy mở rộng loại hình và phạm vi cung cấp dịch vụ VTCI

Trong một thị trường viễn thông độc quyền, nhà khai thác chủ đạo không chịu sức ép phải đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới viễn thông, thay thế các công nghệ cũ khi nó vẫn còn có thể tiếp tục có khả năng khai thác. Do vậy, loại hình các dịch vụ được coi là dịch vụ công ích rất hạn chế. Ngoài ra, không phải địa bàn nào cũng được cung cấp dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt. Chẳng hạn, không thể qui định các dịch vụ cấp tín hiệu đa tần, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ báo cuộc gọi đến... là dịch vụ công ích nếu không có hệ thống tổng đài điện tử số hóa thay thế cho hệ thống chuyển mạch ngang dọc. Nếu không có cạnh tranh, người dân có thu nhập thấp ở Việt Nam cũng không thể có khả năng sử dụng dịch vụ điện thoại di động (ĐTDĐ) vốn là dịch vụ dành cho những khách hàng khán giả.



Tuy nhiên, sau khi Nhà nước mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh, loại hình cũng như qui mô dịch vụ viễn thông được mở rộng đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ số hóa và công nghệ vô tuyến là tiền đề để tăng dung lượng hệ thống viễn thông, giúp các nhà khai thác mới có thể cạnh tranh được với dịch vụ điện thoại dựa trên công nghệ chuyển mạch ngang dọc của các nhà khai thác viễn thông hiện có. Do sức ép mạnh mẽ của cạnh tranh, các nhà khai thác viễn thông hiện tại cũng phải cải tiến chất lượng dịch vụ, mở rộng loại hình dịch vụ cung cấp và nâng cấp mạng lưới với các công nghệ hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh nếu không muốn bị các đối thủ mới vượt mặt.



Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh, sau khi đầu tư vào các thị trường hấp dẫn ở những khu vực đô thị, khu công nghiệp có mật độ sử dụng cao, và tất nhiên là có thời gian thu hồi vốn nhanh với lợi nhuận cao, các nhà khai thác viễn thông cũng phải từng bước tìm kiếm những khu vực thị trường ít hấp dẫn hơn như các vùng sâu, vùng xa để mở rộng thị phần. Thậm chí, có nhà khai thác viễn thông còn sử dụng chiến lược đánh từ vùng nông thôn, hoặc đánh vào các phân khúc thị trường những người có thu nhập thấp đánh ra, vì đây là vùng thị trường mà nhà khai thác chủ đạo còn bỏ ngỏ, tức là họ sử dụng chiến lược đánh thọc sườn nhằm vào chỗ yếu của đối phương. Kết quả là phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông được mở rộng, tạo điều kiện cho nhiều người dân có khả năng truy nhập sử dụng dịch vụ viễn thông. Dù vô tình hay hữu ý, chính sách cạnh tranh của Nhà nước có tác động tích cực tới việc thực hiện dịch vụ công ích do mật độ điện thoại tăng nhanh hơn và việc truy nhập dịch vụ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh sẽ khả thi hơn, đặc biệt khi ứng dụng các công nghệ mới.

Thoạt đầu, khi dịch vụ ĐTDĐ mới xuất hiện, di động được xem như là dịch vụ cao cấp nhằm vào thị trường mục tiêu là những người có thu nhập cao. Các nhà khai thác di động Việt Nam cũng không ngờ được rằng chỉ sau một thập kỷ từ khi triển khai, tập khách hàng mục tiêu của họ lại bao gồm cả sinh viên, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và thậm chí cả người nông dân cày sâu cuốc bẫm. Nhưng do phải cạnh tranh để vươn lên, vùng phủ sóng của các nhà khai thác di động ngày càng vươn xa đến những vùng sâu vùng xa để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần. Vô tình, các nhà khai thác dịch vụ di động đã tự nguyện đóng góp vào mục tiêu phổ cập khả năng sử dụng điện thoại cho những người dân có thu nhập thấp.



Như vậy, môi trường cạnh tranh đã tạo ra một cuộc thi đua mở rộng thị phần, đổi mới công nghệ nhằm mở rộng loại hình và phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông. Và kết quả là các dịch vụ công ích cũng được hưởng lợi.



3. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ VTCI

Trong thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt, để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần, các nhà khai thác viễn thông bắt buộc phải ứng dụng các công nghệ mới, không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh, kết quả tất yếu là chất lượng dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao: tiến độ lắp đặt nhanh hơn, chất lượng thoại tốt, hơn, các dịch vụ bổ sung ngày càng đa dạng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, phương thức tính hoá đơn và thanh toán cước chính xác, linh hoạt hơn. Ngoài ra, đối với những người tàn tật, người già, việc sử dụng dịch vụ sẽ thuận lợi hơn nhờ sự trợ giúp của các thiết bị đặc biệt.



Khi mặt bằng chất lượng dịch vụ viễn thông chung được nâng lên, chất lượng dịch vụ VTCI cũng được nâng lên. Lý do là khi đó các nhà khai thác viễn thông có có động lực, có tiền đề về công nghệ, về mạng lưới và nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ VTCI. Đồng thời, khách hàng sử dụng dịch vụ VTCI cũng có căn cứ để so sánh và đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng dịch vụ VTCI.



4. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy các nhà khai thác giảm giá cước dịch vụ để hấp dẫn khách hàng

Trong thị trường viễn thông độc quyền, chỉ có duy nhất một nhà khai thác viễn thông. Khi đó, nhà khai thác viễn thông độc quyền (nhà khai thác viễn thông chủ đạo) được Nhà nước cho phép cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông cho mọi đối tượng, bao gồm cả trách nhiệm cung cấp dịch vụ công ích. Trong điều kiện ấy, giá cước dịch vụ viễn thông không được xây dựng trên cơ sở giá thành dịch vụ, mà được xây dựng theo nguyên tắc bù lỗ chéo, tức là lấy cước cao ở các lĩnh vực dịch vụ viễn thông sinh lợi nhiều như cước điện thoại đường dài và quốc tế để bù đắp cho cước thấp ở những lĩnh vực mang tính công ích xã hội như cước nội hạt và phí lắp đặt, hay bù lỗ chéo giữa các dịch vụ cơ bản với các dịch vụ giá trị gia tăng.



Khi chuyển sang môi trường cạnh tranh, cơ chế giá cước này phải được điều chỉnh lại. Lý do là, do sức ép cạnh tranh ở trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế, các nhà khai thác viễn thông bắt buộc phải giảm cước cho dịch vụ viễn thông đường dài và quốc tế. Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh Cơ quan điều tiết Viễn thông quốc gia không cho phép cơ chế bù lỗ chéo, vì cơ chế này ngăn cản cạnh tranh, gây trở ngại đối với các nhà khai thác mới tham gia thị trường viễn thông. Trong điều kiện đó, nếu không được bù lỗ bằng các nguồn khác, nhà khai thác viễn thông chủ đạo (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định) buộc phải tăng cước (kể cả cước lắp đặt và cước sử dụng) để tự bù đắp chi phí.

Như vậy, cạnh tranh trên thị trường viễn thông đưa đến kết quả là cước dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế giảm xuống, cước dịch vụ điện thoại nội hạt tăng lên. Trong điều kiện đó, không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng đều có đủ khả năng tài chính để lắp đặt và sử dụng điện thoại cố định tại nhà nếu thiếu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ở đây có thể phân chia ra hai khả năng như sau.



Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị tứ và các khu công nghiệp nơi nhu cầu sử dụng cao, đồng thời khả năng thanh toán cao, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có thể tự cân đối để tính cước dịch vụ điện thoại cố định nội hạt sao cho khách hàng có thể chấp nhận được và bản thân nhà khai thác có thể cân đối được thu, chi và có lợi nhuận hợp lý.



Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi mật độ dân cư thấp đồng thời nhu cầu sử dụng thấp, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định khó có thể cân đối được thu chi để cung cấp dịch vụ cho dân cư với mức cước chấp nhận được. Trong trường hợp này, Nhà nước thông qua Quỹ dịch vụ VTCI sẽ cần phải bù lỗ cho nhà khai thác để họ đảm đương được vai trò nhà cung cấp dịch vụ VTCI. Nhưng, như đã phân tích trong mục 2 trên đây, cũng do môi trường cạnh tranh, các nhà khai thác điện thoại cố định và di động đã nhanh chóng mở rộng vùng phủ sóng nhằm mang dịch vụ di động đến các vùng sâu, vùng xa với mức cước cạnh tranh. Trong điều kiện này, mức vốn hỗ trợ của Quỹ dịch vụ VTCI có thể giảm nhiều so với khi chưa có cạnh tranh. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu truy nhập vào mạng điện thoại của dân cư ở các khu vực này thì các nhà khai thác di động có lợi thế về chi phí hơn các nhà khai thác cố định.



Tuy nhiên, nếu nói về cước điện thoại liên tỉnh và quốc tế, những người dân sống ở nông thôn và vùng xa xôi, hẻo lánh cũng được hưởng lợi. Thực tế cho thấy cước điện thoại đường dài chiếm phần lớn tiền cước đối tượng này phải trả. Do vậy, khi cước điện thoại liên tỉnh và quốc tế giảm do cạnh tranh, người dân ở các vùng này sẽ được lợi nhiều. Như vậy, có thể nói rằng, khi cạnh tranh trên thị trường viễn thông ngày càng tăng thì cước điện thoại ngày càng giảm, dẫn đến hệ quả là mục tiêu thực hiện dịch vụ công ích ở khu vực nông thôn và vùng xa xôi, hẻo lánh sẽ dễ thành công hơn.



5. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nếu nhìn nhận về động cơ cá nhân thì mỗi nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ dường như mải miết theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất của mình là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi mục tiêu riêng của mình, các nhà cung cấp dường như “vô tình” đã mang lại lợi ích cho xã hội. Để thắng lợi trong cạnh tranh, họ đã làm cho hàng hóa dịch vụ ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng cao, giá cả ngày càng hạ. Thị trường dịch vụ viễn thông cũng không nằm ngoài quy luật cơ bản này. Do chính sách mở của thị trường viễn thông cho cạnh tranh, người dân Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng với chất lượng cao và giá cước hạ. Các nhà cung cấp thiết bị viễn thông cũng không đứng ngoài cuộc chơi thú vị này. Và cuộc đua của các nhà kinh doanh viễn thông chưa dừng ở đây. Trong tương lai, người tiêu dùng Việt Nam có thể mong chờ nhiều bất ngờ thú vị mà các nhà khai thác viễn thông, các nhà cung cấp thiết bị viễn thông mang đến. Nhưng điều thú vị lớn nhất là, tuy không được hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đã “vô tình” tham gia thực hiện nhiệm vụ VTCI của quốc gia. Do vậy, Nhà nước cần ngày càng không ngừng hoàn thiện môi trường cạnh tranh để thúc đẩy ngành viễn thông Việt Nam phát triển.



Chính sách thúc đẩy cạnh tranh cũng không chỉ bó hẹp trong ngành viễn thông, mà cần phải mở rộng cho nhiều lĩnh vực dịch vụ khác đang độc quyền để sớm mang lại lợi ích cho mọi người dân, trong đó có những người dân nghèo, và như vậy sẽ mang lại phồn vinh phát triển cho đất nước Việt Nam.



Từ trường hợp của dịch vụ VTCI nghiên cứu trên đây, có thể khái quát hoá mà nói rằng, cạnh tranh góp phần vào việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu cung cấp dịch vụ công ích ở các ngành kinh tế khác.



Tài liệu tham khảo

[1]. Sổ tay viễn thông ITU

[2]. Sổ tay về Phổ cập Dịch vụ viễn thông ASEAN-China, Tháng 12-2008

[3]. Tài liệu Hội thảo tại Tuần lễ ICT ASEAN - China, tại Nam Ninh -Trung Quốc, tháng 12/2008.


Trần Mạnh Dũng




[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
https://facebook.com/maioanh1689
LORD
Tổng Tư Lệnh
Tổng Tư Lệnh
LORD


Tổng số bài gửi : 83
Điểm danh vọng : 116
Join date : 25/02/2010
Age : 34
Đến từ : Ranh giới giữa thiên đàng và địa ngục

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích   Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích EmptySun Feb 28, 2010 1:16 am

Bạn Oanh đúng là 1 quyển sách giáo khoa của lớp à nha rabbit Thank nhé ^^
Về Đầu Trang Go down
https://ktbcvtk48.forumvi.com
maikimoanh_89
Binh nhất
Binh nhất
maikimoanh_89


Tổng số bài gửi : 55
Điểm danh vọng : 140
Join date : 24/02/2010
Age : 34
Đến từ : NAM ĐỊNH

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích   Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích EmptySun Feb 28, 2010 1:43 am

Thanks cậu nha. Mình thấy bài này hay nên post lên thôi. Mọi người cùng đọc.
Về Đầu Trang Go down
https://facebook.com/maioanh1689
Sponsored content





Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích   Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kinh tế Bưu Chính Viễn Thông K48 :: Học Hành-
Chuyển đến